Thursday, April 14, 2011

Tại sao đeo nhẫn cưới ở ngón áp út?

Tại sao đeo nhẫn cưới ở ngón áp út?

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao người ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út chưa? Người Trung Quốc có một cách giải thích rất thú vị và thuyết phục. Theo họ, ngón tay cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón tay trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa là chính bạn, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời của bạn, và ngón út tượng trưng cho con cái của bạn. 


Bây giờ bạn hãy để hai bàn tay đối diện nhau, gập ngón tay giữa lại và áp sát chúng vào nhau, đồng thời cho hai bàn tay mở ra nhưng các ngón tay còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón tay.
 

Bây giờ bạn hãy thử tách hai ngón tay cái, rồi sau đó ngón tay trỏ và ngón út rời nhau ra… (xem hình). Bạn sẽ thấy chúng tách nhau ra dễ dàng. Đó là bởi cha mẹ bạn không thể sống suốt đời với bạn. Anh em bạn cũng sẽ có gia đình riêng và sẽ rời xa bạn. Cuối cùng con cái bạn cũng vậy, chúng sẽ tạo dựng cuộc sống của riêng mình chứ không thể sống cùng bạn mãi mãi.
 

Thế còn ngón áp út thì sao? Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi bạn không thể tách rời chúng ra khỏi nhau! Là vì bạn cùng người bạn đời được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó với nhau không thể tách rời suốt cả cuộc đời. Cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào đi nữa.
 

Đó chính là lý do tại sao người ta lại đeo nhẫn cưới ở ngón áp út.



Một thương nhân giàu có có 4 bà vợ. Ông yêu người vợ thứ tư nhất, luôn mua sắm cho bà ta những bộ đồ sang trọng đắt tiền. Ông nâng niu chiều chuộng, coi người vợ thứ tư như một món đồ trang sức quý.
Ông cũng rất yêu người vợ thứ ba. Ông tự hào về người vợ này và luôn muốn “khoe” vợ với bạn bè. Tuy nhiên, trong ông luôn thường trực nỗi lo sợ bà bỏ đi với người đàn ông khác.

Ông cũng yêu người vợ thứ hai. Ông coi bà như người bạn tâm tình, người giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bất cứ khi nào gặp khúc mắc, ông đều tìm đến bà.

Người vợ thứ nhất lại là người rất chân thành, chung thuỷ, luôn kề vai sát cánh bên ông lo toan chu đáo chuyện gia đình. Tuy nhiên, ông lại không yêu bà vợ thứ nhất. Mặc dù bà rất yêu ông, ông hầu như chẳng bao giờ chú ý đến bà.

Một ngày, ông ngã bệnh. Ông tự biết rằng mình sắp từ giã cõi trần. Ông nghĩ về cuộc sống giàu sang xa hoa và tự nhủ: “Hiện mình có 4 bà vợ. Nhưng khi mình chết, lại chỉ có một mình. Thật cô đơn làm sao!”.

Ông ta hỏi bà vợ thứ tư: “Tôi yêu mình nhất, luôn dành cho mình sự quan tâm đặc biệt và những điều tốt đẹp nhất. Tôi chẳng còn sống được bao lâu nữa, liệu khi tôi chết, mình có nguyện đi theo tôi không?”.

“Không đâu” - Bà vợ thứ tư đáp lại và bước đi.

Câu trả lời như một nhát dao cứa vào. Ông hỏi người vợ thứ ba: “Tôi yêu bà nhiều lắm, tôi sắp chết rồi, bà có nguyện theo tôi không?”.

“Không, cuộc sống vẫn đang đẹp mà. Sau khi ông chết, tôi sẽ tái hôn”. Trái tim ông run lên đau đớn.

Sau đó, ông hỏi người vợ thứ hai: “Bất cứ khi nào gặp vấn đề khó khăn rắc rối gì tôi cũng đều tìm đến bà. Bây giờ tôi xin bà hãy kề vai sát cánh cùng tôi lần cuối cùng. Khi tôi chết, bà có nguyện đi theo tôi không?”.

Bà vợ thứ hai trả lời: “Xin lỗi, lúc này tôi không thể giúp ông được. Nếu có, tôi chỉ đưa linh cữu ông ra mộ thôi”. Ông nghe câu trả lời mà như sét đánh ngang tai. Ông thực sự quá đau đớn vì người mà ông nghĩ có thể tin tưởng nhất cũng bỏ rơi ông.

Bỗng có một giọng nói cất lên: “Tôi sẽ đi cùng ông, đi đến bất cứ nơi nào ông tới”. Ông dáo dác tìm kiếm chủ nhân của giọng nói và nhận ra đó chính là người vợ thứ nhất, người mà chẳng mấy khi ông để ý tới.

Trông bà gầy và xanh xao quá. Rưng rưng xúc động, ông nói: “Đáng lẽ ra trước đây tôi phải chăm sóc bà nhiều hơn nữa”.

Mỗi chúng ta ai cũng có 4 bà vợ. Bà vợ thứ tư chính là thân thể của chúng ta. Cho dù ta có chăm chút, trau chuốt đến mấy, rồi nó cũng rời bỏ ta khi ta chết.

Còn bà vợ thứ ba? Đó chính là của cải, địa vị. Khi chúng ta chết, chúng sẵn sàng đi theo người khác.

Bà vợ thứ hai chính là gia đình và bạn bè. Cho dù có thân thiết đến mức độ nào, khi ta chết, họ cũng chỉ khóc đưa ta ra mộ mà thôi.

Bà vợ thứ nhất chính là tâm hồn ta, thường bị lãng quên khi ta chạy theo tiền tài, địa vị, danh vọng, của cải, nhưng nó sẽ theo ta suốt cuộc đời.

Tốt
 hơn hết là nuôi dưỡng tâm hồn ngay từ bây giờ, vì đó là “người” thân tín nhất bên ta. Đừng để phải hối hận vì đã lãng quên

Chán cơm" thèm phở!

Tôi, một phụ nữ, cũng đang chán cơm" thèm phở! Cơm của tôi hằng ngày tan làm là đi nhậu. Về đến nhà chẳng bao giờ biết trông con hay đỡ đần cho vợ. Tôi cũng đã nhiều lần nhẹ nhàng khuyên nhủ nhưng bất thành. Có đêm con khóc, nhờ chồng trông để đi pha sữa thì anh ta nạt nộ ầm ĩ. Đến lúc bệnh nặng vẫn phải lết đi nấu cháo cho con, khuya sốt hầm hập vẫn phải đi pha sữa cho con thì tôi cảm thấy đời mình quá chán nản.

Tôi cũng ngày đi làm 8 tiếng, anh ta cũng 8 tiếng. Nhưng chiều là tôi phải lật đật về đón con, rồi nấu nướng, lo cho con... Trong khi sau 8 tiếng anh ta ra quán nhậu bù khú với bạn bè, đêm về say nằm vật ra ngủ. Sau khi ngủ no nê 2-3 giờ sáng chợt thức giấc bật tivi lên xem. Tôi nói nhỏ nhỏ cho tôi và con ngủ thì thế nào cũng có chuyện.

Sáng sớm hôm sau,
 cơm của tôi luôn được ngủ nướng, còn tôi thì lật đật dậy từ tinh sương để đi chợ, dọn dẹp và phơi phóng. Đến giờ lật đật đưa con đi học, hôm nào cũng phóng đến công ty như bay mới mong kịp giờ. Còn cơm của tôi thì thong thả dậy tắm rửa, sức nước hoa. Nhẩn nha đi làm. Nếu hôm nào tôi gọi dậy sớm dắt xe ra hay phụ giúp tôi điều gì là y như rằng có chuyện.

Thu nhập của chúng tôi ngang nhau, nhưng tiền tôi thì lo cho gia đình, tiền anh ta thì lo cho "khách hàng" (anh ta hay dùng từ này mỗi khi về trễ, nhưng tôi biết công việc anh ta không bao giờ có đến 6 khách gặp trong một tuần) và lo cho mẹ cùng họ hàng ở quê. Nếu có kiếm được đồng nào hơn tôi là về nạt nộ lên mặt...

Thấy tôi quá vất vả, mọi người khuyên tôi nên tìm người giúp việc. Từ ngày có ôsin, tôi có thời gian chăm sóc cho mình hơn, ai cũng nói đẹp hẳn và trẻ ra. Nhưng, trẻ mấy thì đàn bà 2 con cũng không bằng các em ở quán nhậu, karaoke và nhà hàng đèn mờ. Cũng từ ngày có người giúp việc, cơm của tôi càng về khuya hơn với lý do 3 mẹ con đã có người ở chung đỡ buồn!?

Rồi tình cờ tôi biết được cơm của tôi đăng ăn phở trong khách sạn. Choáng váng và uất ức là những từ tôi có thể diễn đạt lại. Tôi ly hôn. Cơm của tôi năn nỉ, lý luận rằng đàn ông Việt
Nam ai cũng thế (y như lý luận của các ông trên diễn đàn này). Và rằng phụ nữ nên chấp nhận và bỏ qua. Dĩ nhiên là lần đó tôi tha thứ, vì tôi, vì con và vì tôi là phụ nữ Việt Nam (hoan hô phụ nữ Việt Nam các bạn nhỉ).

Đau đớn, khó khăn khi hàng ngày tôi vẫn nhớ đến cảnh anh ta ôm ấp người khác không phải là tôi. Nhẫn nhịn chịu đựng, tự hoàn thiện mình hơn là các việc tôi đã cố gắng làm với mong muốn có một gia đình hạnh phúc. Nhưng, một lần nữa tôi biết chồng tôi lại "ăn phở" (làm sao chắc được có bao nhiêu lần tôi không biết?). "Phở" lần này là gái điếm. Tôi thật sự sợ hãi và ghê tởm.

Chồng lại năn nỉ, kêu gọi người phụ nữ Việt
Nam trong tôi biết nhắm mắt và bỏ qua! Sau nhiều lần dứt khoát không xong, cơm của tôi tối tối vẫn về nhà như không có gì xảy ra. Nhưng cơm của tôi không biết rằng lòng tôi đã chết và người phụ nữ Việt Nam trong tôi không thể bao dung mãi được.

Lòng đã chết. Tình đã chết. Với chồng, tôi là cái xác không hồn mà bây giờ mỗi khi quan hệ tôi đều nhắm mắt lại mong mọi thứ qua nhanh. Rồi tôi chợt nghĩ "tại sao đàn ông được phép chán cơm thèm phở mà phụ nữ thì không?". Và tôi bắt đầu thèm phở. Phở của tôi là những người đàn ông tôi tiếp xúc, họ luôn biết chăm lo cho gia đình, cho vợ con. Cũng có người hiếm nhậu nhẹt. Có người đồng nghiệp thân thiết mà tôi biết mấy chục năm qua gia đình anh ta đôi khi xào xáo nhưng anh ta chưa một lần bỏ cơm tìm phở.

Tôi thật sự ngưỡng mộ những người đàn ông đấy và ước ao một trong số đó là của mình. Họ chính là niềm an ủi rằng đàn ông Việt không tệ bạc như nhiều phụ nữ vẫn nghĩ. Họ cũng cho tôi niềm tin rằng vẫn còn đó những người coi gia đình là quan trọng hơn bản thân họ. Bởi nếu vì những gì không bằng lòng trong gia đình mà đi "ăn phở" thì đạo đức thế gian này đã bị đánh mất hết rồi.

Hàng ngày, tôi vẫn mơ mộng với hình bóng "phở" của tôi. Nhất định đến một lúc nào đó tôi sẽ "ăn phở", không phải vì trả thù mà vì tôi, vì món cơm của tôi thật tệ!
Chuyện 4 bà vợ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.